Các cửa hàng giặt là thường mắc phải vấn đề xử lý các loại đồ vải khác nhau. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm giặt là quần áo các loại cho tiệm giặt là công nghiệp để tự tin khi gặp phải các loại đồ giặt khó khăn.
Cách giặt các loại đồ vải quần áo khác nhau cho cửa hàng giặt là
1. Các loại vải không giặt bằng nước nóng
Tất cả các mặt hàng không giữ màu, hàng len, tơ tằm, sợi tổng hợp (ni lông, orlon, perlon, rayonne…) không giặt được bằng nước nóng.
2. Cách giặt giữ màu áo sơ mi các loại
Áo sơ mi và áo may mới mua về, dùng nước sôi dội qua, rũ sạch rồi mới mặc, không những áo bền hơn mà lại còn không phai màu nữa. Tuy nhiên, áo may bằng chất liệu tổng hợp thì không được dội qua nước sôi.
3. Cách giặt giữ màu quần jeans, quần bò
Để quần jeans không bạc màu nhanh. Xin mách bạn một mẹo nhỏ: Khi mới mua về bạn hãy ngâm nó trong nước lạnh pha muối đậm đặc ít nhất trong 12 tiếng hồ, sau đó đem xả sạch, màu của nó sẽ bền vững.
4. Để áo sơ mi trắng không bị vàng ố
Áo trắng sau khi mặc, giặt nhiều lần rất dễ bị chuyển sang màu vàng. Nếu ta thường xuyên dùng nước gạo ngâm, giặt quần áo, quần áo sẽ không bị vàng. Hoặc sau khi giặt sạch, bạn hãy nhỏ vài giọt mực xanh vào nước rồi ngâm quần áo giặt vào nước đó. Làm như vậy cũng rất có hiệu quả trong việc chống quần áo trắng chuyển sang màu vàng.
5. Cách giữ màu quần áo vải sợi bông
Quần áo màu bằng chất liệu vải sợi bông (cotton) sau khi giặt thường bị phai màu, nhưng nếu cho ít muối vào nước trước khi giặt giũ sẽ giữ được màu tươi lâu hơn. Cứ 2 lít nước cho 2 thìa to bột giặt và 3 thìa to muối to, vò kỹ rũ sạch là được, bạn sẽ thấy rất hiệu quả.
6. Giặt sạch cổ áo và tay áo
Đối với cổ áo và tay áo bị bẩn, nếu bạn dùng bàn chải xà phòng chải thì sẽ rất hại cho áo. Xin mách bạn một mẹo nhỏ:
Bôi lên một lớp thuốc đánh răng, rồi dùng bàn chải chải nhẹ một vài phút hoặc bạn có thể xát lên ống tay áo và cổ áo một ít muối, dùng tay vò nhẹ, sau đó dùng nước sạch giặt cho hết thuốc đánh răng hoặc muối rồi giặt như bình thường, như vậy, cổ áo và ống tay áo sẽ rất sạch.
Áo sau khi giặt sạch, bạn lấy một ít phấn rôm trẻ em rắc lên cổ áo và ống tay áo, tiếp đó bạn dùng bàn là là nhẹ, tiếp theo lại rắc thêm một ít phấn rôm. Lần sau khi giặt, cổ áo và ống tay áo sẽ giặt rất nhanh và sạch.
7. Cách giặt các loại áo len sợi
Tốt nhất bạn nên giặt bằng nước không có chất vôi, song thông thường nước máy hay nước giếng đều có nhiều chất vôi. Muốn thử vôi đọng lại trên đồ len, bạn hãy thêm vào nước xả cuối cùng một muỗng canh giấm cồn, không màu.
8. Cách giặt cà vạt
Những cà vạt bằng chất liệu tổng hợp thì có thể giặt bằng nước.Trước khi giặt, bạn hãy gắn cà vạt vào tấm bìa cứng giống hình chiếc cà vạt để khỏi bị biến dạng, sau đó phun nước lên cà vạt, dùng bàn chải chấm xà phòng tẩy rửa vết bẩn rồi lấy nước dội sạch. Trước khi phơi, dùng miếng vải khô thấm hết nước trên cà vạt, sau đó để chỗ dâm hong khô. Khi nào khô hẳn mới lấy tấm bìa cứng ra.
Những cà vạt bằng chất liệu tơ tằm không được dùng nước giặt. Hãy lấy dầu bốc hơi cho vào lọ sạch rồi thả và vạt vào, đậy nắp lại rồi thỉnh thoảng lắc lắc lọ, khoảng 20 -30 phút sau, lấy cà vạt ra, hong khô chỗ râm mát.
9. Cách giặt khăn quàng cổ
Để giữ cho khăn quàng cổ không bị bạc màu, sau khi giặt xong, hãy cho một ít giấm vào nước xả sau cùng. Sau đó, trải nó giữa hai tấm khăn lông khô, ráo nước, đem phơi chỗ thoáng gió, mát.
10. Cách giặt làm áo len bị chẩy co bé
Áo len mặc lâu thường bị chẩy và nở nên rộng hơn, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của áo. Để áo trở về hình dáng ban đầu, ta cho áo vào nước ở nhiệt độ 70 – 80 0C, không nên dùng nước nóng 40 – 50 0C, 1 đến 2 tiếng sau lấy áo ra phơi khô, như vậy tính co giãn sẽ được phục hồi trở lại.
11. Cách chống áo len bị co
Nếu muốn áo không bị co, bạn hãy dùng nước ấm ( không quá 30 0C) để giặt. Giặt nước cuối cùng, bạn pha một ít giấm sẽ giữ được độ đàn hồi và màu sáng vốn có của áo len, đồng thời có thể trung hoà lượng kiềm của xà phòng còn sót lại trên áo.
Cách giặt để giảm nhăn quần áoQuần áo tơ lụa hoặc ni lông bị nhàu, bạn có thể cho vào nước ấm ngâm một lúc, sau đó dùng sức kéo phẳng ra, các vết nhăn sẽ tự mất đi.
12. Cách giặt quần áo dạ (nỉ)
Trước hết, bạn hãy đem quần áo đập phủi qua một lượt, tiếp đó dùng một miếng vải sạch ướt phủ lên quần áo rồi dùng bàn là là một lượt, như vậy lớp bụi trên bề mặt sẽ bị hút vào vải.
13. Cách giặt áo da
Trước hết, bạn dùng nước ấm tẩy sạch các vết bẩn trên áo, sau đó dùng bản chải tẩm nước xà phòng chải nhẹ, dùng tiếp nước lau sạch, rồi đem áo phơi vào nơi râm mát. Sau khi áo khô, bạn đánh một ít si lên đồ da là được. Nhưng cần chú ý, khi giặt áo da không được dùng xăng để giặt tẩy hay phơi áo dưới trời nắng hoặc dùng lửa để hong khô.
14. Để khăn mặt trắng sạch
Khăn mặt trong mùa hè thường được sử dụng nhiều lần để lau mặt, mồ hôi nên thường nhớp nháp và không tránh khỏi vi khuẩn sinh sôi, lại có mùi hôi rất khó chịu. Để giặt khăn sạch, trước hết bạn hãy dùng muối ăn giặt qua, rồi dùng nước giặt sạch, khăn mới sạch hoặc bạn cũng có thể dùng nước xà phòng hoặc thuốc tẩy loại tốt đun sôi, cho khăn vào luộc khoảng 10 phút, hiệu quả cũng rất tốt.
15. Cách giặt tã cho trẻ
Tã lót của trẻ em sau khi giặt sạch thường lưu lại một lượng amôniắc và bột giặt mà mắt thường không nhìn thấy được. Với số lượng chất hoá học còn lại như vậy có thể là cho da trẻ em bị viêm hoặc sưng ngứa. Bởi vậy, khi giặt tã lót, bạn nên nhỏ vào nước giặt một vài giọt giấm ăn, các chất trên sẽ được khử sạch.
16. Cách giặt màn
Màn chỉ dùng xà phòng giặt thôi có thể sẽ không sạch, không tẩy được vết vàng ố trên màn. Bạn hãy lấy 100g gừng tươi thái lát cho vào nước, luộc khoảng 3 phút, sau đó cho màn vào ngâm trong nước gừng, ngoài ra cho thêm vài hạt axit ôxalic và vài giọt mực xanh, dùng tay ấn mạnh màn vài lần, rồi giặt màn như bình thường, màn cũ sẽ lại trắng như mới.
17. Cách giặt áo mưa
Áo mưa thường bị mốc trắng vào mùa hè. Dùng xà phòng chải không sạch. Chỉ cần lấy một miếng vải mềm thấm giấm thanh, lau qua sẽ hết mốc.
Một số lưu ý khi tẩy và giặt đồ vải cho cửa hàng giặt là
1. Điều cần chú ý khi dùng nước tẩy trắng javel
Pha loãng trong nước lạnh (không dùng nước nóng), không dùng đậm đặc vì sẽ làm mục vải.
Nhúng vào nước javel trước rồi mới giặt, hiệu quả cao hơn và mất mùi javel
Không tăng nồng độ javel mà tăng thời gian ngâm, vết bẩn sẽ mau sạch hơn.
Xả nước thật kỹ, nhiều lần để làm sạch nước javel
Mùi javel sẽ hết nếu trong nước xả cuối cùng thêm vài giọt amoniăc.
Tay hôi mùi javel thì thoa ít giấm và rửa lại qua nước ấm, sẽ hết hôi.
2. Điều cần chú ý khi giặt quần áo bằng máy
– Dùng máy giặt giặt áo sơ mi dài tay thường là tay áo hay bị quấn vào các quần áo khác. Bạn chỉ cần cho áo sơ mi vào máy giặt, cài cúc cổ tay áo vào cổ áo, ống tay áo sẽ không quấn vào quần áo khác.
– Khi giặt quần và áo có phéc-mơ-tuya, bạn cũng nên kép phéc-mơ-tuya lại rồi hãy cho vào máy giặt. Làm như vậy, không những bảo đảm quần áo không bị biến dạng hư hỏng đồng thời giữ gìn các quần áo giặt chung khác.
3. Cách giặt quần áo lâu phai màu
– Lộn trái quần áo khi giặt:
Bề mặt của vải cũng như màu nhuộm sẽ mất dần khi bị chà xát mạnh. Vì thế, cách đơn giản là hãy lộn trái quần áo khi giặt. Thêm nữa, người giặt có thể làm giảm lượng mài mòn và ma sát vào vải bằng cách đóng cúc hoặc bất kỳ móc khóa nào trên đồ giặt.
– Dùng muối trắng
Một cách giặt quần áo khác có thể thử, đó là bỏ 1/2 chén (125 ml) muối ăn vào xả quần áo, chúng sẽ ngăn chặn phai màu hiệu quả, đặc biệt với quần áo mới. Ngoài ra, muối giúp khôi phục lại màu sắc của quần áo cũ một cách nhanh chóng.
– Dùng bột cà phê, trà:Cà phê và trà đen đều được sử dụng như thuốc nhuộm tự nhiên. Người giặt có thể bỏ 2 chén (500 ml) cà phê hoặc trà đen vào nước xả cuối cùng khi giặt quần áo tối màu, hai loại bột này sẽ tăng cường màu sắc tổng thể của quần áo.